SUY NGẪM

có 2 thứ

Có hai thứ !

1- Có 2 thứ mà bạn nên tiết kiệm: sức khoẻ, lời hứa.

2- Có 2 thứ bạn phải cho đi: tri thức, lòng tốt.

3- Có 2 thứ bạn phải thay đổi: bản thân, nhận thức.

4- Có 2 thứ bạn phải giữ gìn: niềm tin, nhân cách.

5- Có 2 thứ bạn phải trân trọg: gia đình, hiện tại.

6- Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện: lao động, chịu trách nhiệm việc mình làm.

7- Có 2 thứ bạn phải lãng quên: đau thương, hận thù.

8 – Có 2 thứ bạn phải khắc ghi: công ơn cha mẹ, sự giúp đỡ của người khác.

9 – Có 2 thứ buộc bạn phải có để là ng thành công: đam mê, lòng kiên trì.

10- Có 2 thứ bạn không được làm: hãm hại người khác, phản bội lòng tin.

11 – Có 2 thứ bạn phải bảo vệ: danh tính, lẽ phải.

12- Có 2 thứ bạn phải chấp nhận: cái chết, sự khác biệt.

13- Có 2 thứ bạn cần kiểm soát: bản năng, cảm xúc.

14- Có 2 thứ bạn phải tránh xa: cám dỗ, sự ích kỷ.

15- Có 2 thứ bạn luôn sử dụng mà đừng hà tiện: tiền bạc, kinh nghiệm.

16- Có 2 thứ bạn không được sợ sệt: cái ác, sống chân thật.

17- Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng: tình yêu, sự khoan dung.

18- Có 2 thứ bạn cần phải đạt được trong cuộc sống: thành đạt, hạnh phúc.

19- Có 2 thứ bạn luôn sẵn sàng: khó khăn, ngày mai.

20- Có 2 thứ bạn phải ghi nhớ: thực hiện những điều trên, thực hiện thật tốt trong cuộc sống hằng ngày


bốn giai đoạn cuộc đời

Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?

Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là…

Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.

Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.

Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.

Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.

Trong một cá nhân lành mạnh “bình thường”, Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.

Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.

Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.

Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.

Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử “quan hệ” với người lạ xem sao.

Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.

Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.

Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.

Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.

Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.

Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.

Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn – hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.

Có những người “cứ mãi khởi nghiệp” khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những “diễn viên đầy tham vọng” vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố “lau chùi” những sai lầm như thể “giải phóng” sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc “thanh trừng” tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.

Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa – cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc “Hội chứng Peter Pan” – những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.

Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.

Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.

Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.

Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.

Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.

Đối với những người “bình thường”, Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.

Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.

Giai đoạn 4: Di sản

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.

Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.

Bài học cần rút ra là gì?

Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.

Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.

Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc – tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.

Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.

Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.

Xung đột giữa các giai đoạn

Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.

Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.

Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.

Giá trị của chấn thương tâm lý

Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.

Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.

Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.

Điều gì làm chúng ta mắc kẹt

Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.

Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.

Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.

Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.


THƯ SƯ THẦY GỬI THIỀN SINH TU TẬP

Con thân mến,

Thầy biết con buồn và thất vọng vì không được đến học khóa thiền vừa rồi. Hẳn là con đã mong đợi rất nhiều từ khóa thiền ấy. Thầy muốn nói với con, cũng như với tất cả các thiền sinh đến học với thầy một điều quan trọng này:

Thực hành pháp là con đường riêng biệt của mỗi người, chúng ta hoàn toàn 1 mình trên con đường đó, việc của mình thì không thể nhờ cậy ai, không thể dựa dẫm vào ai được cả con ạ. Chính vì vậy, người thực hành pháp là những người cô độc, yêu thích độc cư, yêu thích tự do trải nghiệm, tự do học hỏi, không muốn bị gò ép, định khuôn trong bất cứ cái khuôn nào, kể cả đó là cái khuôn của người thầy. Tinh tấn, thu thúc và tự kỷ luật không phải là sự định khuôn.

Thầy quá bận với công việc tu tập của mình, nên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học trò thực hành pháp, chứ không tạo lập 1 cộng đồng, một nơi chốn cho thiền sinh đến thực hành thường xuyên. Và sự hướng dẫn ấy không cần quá nhiều, nhiều là loạn. Học trò cần tự trải nghiệm, tự rèn luyện trong cuộc sống thực tế của mình. Học trò không nên tìm động lực từ người thầy, mà phải tìm động lực từ chính sự thực hành của mình, mặc dù giai đoạn đầu thì động lực và cảm hứng từ người thầy là lực đẩy rất tốt. Nhưng dựa dẫm và lệ thuộc vào điều đó sẽ hạn chế sự tự lực của bản thân, bó hẹp sự phát triển sau này của con, và nó cũng gây phiền cho người thầy nữa con ạ.

Thầy đã thế, thì cộng đồng bạn đạo lại càng không nên nương tựa, không nên tìm động lực tu tập từ nơi đó. Thầy bớt thời gian tu tập chỉ để hướng dẫn các con thực hành, chứ không muốn làm nơi dựa dẫm cho bất cứ ai – hãy nương tựa vào sự thực hành pháp, đó mới là sự nương tựa đúng đắn con ạ. Thấy không định thành lập một cộng đồng nào nơi đây. Nơi đây cũng không phải là nơi ký thác tình cảm, không phải là nơi ký thác tâm linh – con có thể hướng về, nó có thể giúp con gợi nhớ đến sự thực hành và tiếp thêm nhiệt tâm tu tập cho con, nhưng đừng ký thác, giao phó sự thực hành của mình vào một cộng đồng nào hết. Đừng đặt cược sự thực hành của mình vào những sự ký thác ở bên ngoài đó con ạ.

Học trò đến với thầy là để nhận sự hướng dẫn từ thầy, có thể từ xa qua mail hay trực tiếp trong các khóa thiền. Và đó là quan hệ chính yếu nhất cần phát triển. Không phải đến để tìm cảm hứng tu tập, tìm sự bình an hay để học pháp học, kiến thức lý thuyết. Sự hình thành cộng đồng là điều thầy cố tránh vì nó gây hại nhiều hơn lợi. Cộng đồng luôn phức tạp, luôn gây chướng ngại cho nhau và cho thầy. Nó là nơi mà tâm ganh tỵ bám rễ, nơi cái tôi thể hiện, nơi ngồi lê đôi mách, nơi phạm giới, dễ duôi… và là nơi gây phiền phức. Vì thế học trò đến học với thầy là để trình pháp, hành thiền và nhận chỉ dẫn từ thầy, chứ thầy không khuyến khích phát triển quan hệ chiều ngang giữa học trò với học trò để tạo thành nhóm, hội. Việc các con quan hệ với nhau như thế nào ở ngoài đời, thầy không quan tâm; hợp thì chơi với nhau, không thì thôi; nhưng khi đã đến đây học thiền, thì dẹp hết qua 1 bên, không túm tụm chuyện trò, tâm sự, hay chia sẻ kinh nghiệm thực hành với nhau, đừng lôi kéo, bắt chuyện làm quen trong các khóa thiền. Chỉ chuyên tâm thực hành và trình pháp với thầy. Học trò biết thầy, thầy biết học trò, càng tu tập lâu dài thì càng hiểu và trân trọng nhau, dạy dỗ chính xác hơn và bớt mất sức hơn. Học trò biết học trò chỉ có hướng về phạm giới, ồn ào, bất thiện, ngã mạn, ganh tỵ hơn thua, biến nơi thanh tịnh thành cái chợ đời. Họ sẽ chẳng hướng về pháp mà chỉ hướng về nhau – điều ấy đã quá ngán ngẩm ở ngoài đời kia rồi, cớ sao còn lôi vào đây nữa…

Nhiều người mới đến đây đã lăng xăng làm quen, liên hệ, chuyện trò… cuối cùng chỉ toàn gây chuyện, phá nội quy, đánh giá phán xét lẫn nhau chứ không tập trung vào việc chính yếu nhất là giữ giới, độc cư, hành thiền, trình pháp và nhận sự hướng dẫn của thầy. Khi mình không quen ai, mình mới có sự tự do thực sự. Khi đã quen biết, nói chuyện, mình sẽ cảm thấy mất không gian tự do phần nào, luôn phải để ý và giữ kẽ. Nói chuyện 1 lần, lần sau không nói nữa, gặp nhau không hỏi han sẽ thấy ngại và có lỗi. Người mới hoàn toàn và thu thúc như nội quy sẽ cảm nhận sự tự do của độc cư và trân trọng sự tu tập ở nơi đây hơn nhiều. Tu tập lâu ở đây tất nhiên sẽ quen biết nhau, nhưng quan hệ giữa bạn đạo với nhau tốt nhất là thoang thoảng, không nên quá gần, quá thân, không dính dáng lợi ích nhiều thì sẽ ít có khúc mắc và ít lôi khúc mắc ấy vào tu tập, dễ có tâm từ với nhau hơn và cảm nhận được khích lệ khi cùng nhau tu tập.

Nơi đây vốn không phải là môi trường cho Phật tử đến tu tập, đây là nơi chư tăng độc cư, trú xứ của chư tăng. Vì lòng từ bi với đời mà thầy mở rộng cửa cho các con đến thực hành trong các khóa thiền. Khóa thiền là dịp để thầy nghe trình pháp, quan sát để hiểu thiền sinh và hướng dẫn cho thiền sinh là chính chứ không phải là các khóa huấn luyện dài ngày như các trường thiền bên Miến Điện hay các thiền viện khác ở VN. Việc tự huấn luyện mình hãy tự thực hiện ở ngoài đời, trong chính cuộc sống hàng ngày của con theo những hướng dẫn của thầy. Phần ấy con phải tự lực, thầy không giúp được nhiều đâu con ạ.

Con hãy nhớ là khi con tìm nương tựa ở một nơi nào khác, dù là từ thầy, thì tức là đã không tự tìm nơi nương tựa ở chính bản thân mình rồi. Khi xác định cứ phải khóa thiền mới là nơi để tu tập thì đã coi nhẹ nơi tu tập thật sự là ở nhà mình. Những điều đó không tốt cho chính con, và cũng cản trở công việc dạy dỗ của thầy. Sức lực của thầy dành cho dạy dỗ nhiều khi không bằng sức lực đã tiêu hao vì việc nhắc nhở nội quy, khuyên răn, giám sát, kỷ luật học trò… Con thấy đấy, trong nhiều bài pháp ở các khóa thiền, thầy mất nhiều thời gian để nói xoay quanh những việc ấy, thay vì thực sự thuyết pháp. Thầy không muốn phải hò hét, quát nạt. Thầy không muốn sống như thế. Thầy không muốn làm việc vô ích.

Hãy làm một người độc hành trên con đường này. Hãy trân trọng sự thực hành pháp. Khi con thực sự trân trọng nó, con sẽ dành đủ nhiệt tâm, thời gian, sức lực…mọi thứ cho nó. Khi ấy con mới xứng đáng với pháp, xứng đáng với một cuộc sống bình an và trí tuệ. Và việc thực hành sẽ dễ dàng hơn nhiều, thầy cũng bớt khổ hơn.

Hãy cố gắng lên và mạnh mẽ lên, hãy thực sự nương tựa vào chính mình con ạ. Đừng nương tựa vào bất cứ một nơi nào khác.

Nguyện cầu cho chánh niệm và sự bình an luôn ở cùng con.

Với tâm từ của thầy.


Nguồn : www.sutamphap.com

thế nào là chánh niệm?

Thật sự, mọi người luôn tìm kiếm tất cả pháp môn là sự chánh niệm nhưng đến khi tôi tu dạy Raki tôi mới hiểu , tập luyện nó vô cùng đơn giản và đòi hỏi kiên nhẫn, kiên trì lòng tin. Theo định nghĩa "Chánh niệm hay chính niệm: Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Chánh niệm là sự biết rõ được những gì đang có mặt, đang xảy ra.". Thật ra bản chất con người là không toàn vẹn trong tỉnh giác, chúng ta bị tác động của lực bên ngoài và lực bên trong, vạn vật ngoài và trong, suy nghĩ bên ngoài và trong, các sóng từ trường sinh sôi liên tục tạo ra các vật chất mới và vũ trụ mới, có sự hình thành thì ắt hẳn có sự sống, có khởi chắc có động nên con người vốn dĩ chưa bao giờ được lặng im ngay cả khi chúng ta im lặng nhất. Khi chúng ta thực hành thiền tự thì cơ thể chúng ta khởi động của tâm, của não, của oan gia, của linh hồn, thực hồn các sinh mệnh, các vạn vật bên trong chúng ta được Nghe thấy rõ hơn. Chúng ta rõ hơn các tạp âm, âm thanh và tư tưởng. vì sao,? Vì các tần số chúng ta đang bằng với tần số vạn vật, chúng ta bắt được hết mọi từ trường, điện của các sinh mệnh, do đó chúng ta tưởng rằng đó là mình. Chỉ khi chúng ta trở về cuộc sống bình thường, ta lại lắng nghe âm thanh bên ngoài nên chúng ta không tỉnh thức được hành động, thói quen, và nhu cầu của mình. Do đó ích lợi tập luyện Raki là vô cùng lớn giúp chúng ta lọc bỏ tạp âm, ngắt các kết nối với vạn vật tác động, thăng tầng tiến hóa, chuyển hóa xung từ ... để rồi từ đó trí huệ ta tăng tiến không ngừng. Vậy, niết bàn, đố bạn biết ở đâu đó :)

một hành động tốt hơn cả một kế hoạch

(01)

Có một câu chuyện thế này:

Một chàng trai trẻ ngày nào cũng đến nhà thờ cầu nguyện rằng:

"Chúa ơi, xin người thương tình con siêng năng, chăm chỉ, ngày nào cũng đến đây gặp Người. Xin hãy cho con được trúng vé số có được không?"

Nhưng dù anh ta có cầu khẩn thế nào đi nữa, vẫn chẳng bao giờ trúng vé số.

Đến một hôm nọ, Chúa không chịu nổi nữa nên mới bảo anh ta:

"Ta đã nghe lời cầu nguyện của ngươi rồi. Nhưng ít nhất ngươi cũng phải mua vé số trước đã chứ."

Đây là một câu chuyện châm biếm, lên án tình trạng của nhiều người trẻ tuổi hiện nay. Suốt ngày chỉ mơ mộng làm giàu, mơ mộng trúng số, nhưng chưa bao giờ hành động thiết thực để có kết quả.

Tổng thống Mỹ Eisenhower từng nói: "Lời nói nào rồi cũng nhạt. Điều duy nhất bạn cần là thực thi nó. Một hành động tốt hơn cả tá kế hoạch".

Trong bài văn "Vi học" của mình, nhà văn thời nhà Thanh cũng từng đề cập đến một câu chuyện:

Có hai nhà sư ở nước Thục, một người nghèo, một người giàu có.

Một hôm, nhà sư nghèo nói với nhà sư giàu có:

"Tôi sắp đi Nam Hải hành hương, ông có muốn đi với tôi không?"

Nhà sư giàu nghe vậy mới hỏi: "Ông có cái gì bên người đâu mà tính đi?"

Nhà sư nghèo đáp: "Tôi có một chai nước và một cái bát."

Nhà sư giàu nói: "Ngay cả tôi còn chưa mua được thuyền, ông lấy gì để đến nơi?"

Cứ thế, sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, nhà sư giàu có dành ra một năm để suy nghĩ, do dự rất lâu. Một năm sau, ông ấy lại bắt đầu lập kế hoạch chu đáo. Năm thứ ba, ông ấy dùng để chuẩn bị các vật dụng thiết yếu, hành lí,..

Khi nhà sư giàu có vui vẻ đến mời nhà sư nghèo đi cùng mình, thì mới hay tin nhà sư nghèo đã từ Nam Hải trở về được hai năm.

Điều này khiến nhà sư giàu thấy chán nản.

Có đôi khi, nghĩ quá nhiều chỉ làm cản trở hành động cũng như phí hoài thời gian.

Nhà sư nghèo đã làm những gì mình nghĩ, nên đạt được kết quả nhanh chóng. Còn nhà sư giàu hay do dự, nên đã làm lỡ mất 3 năm thời gian.

Trên đời vốn không có kế hoạch hoàn hảo, nên bạn đừng vì lý do đó mà chần chừ hết lần này đến lần khác.

(02)

Thời đại nào cũng vậy, đặc điểm chung của những người thành công là họ dám nghĩ dám làm, không sợ hãi, cũng không trì hoãn.

Năm 1920, có một loại váy rất phổ biến ở Hoa Kỳ, chiếc váy được thiết kế hơi bó ở gần đầu gối. Nó làm tăng vẻ đẹp vòng ba của người phụ nữ.

Lần đầu tiên nhìn thấy bạn gái mặc chiếc váy này, một thanh niên đã nổi lên sáng kiến thiết kế chai theo hình dáng chiếc váy.

Sau khi mẫu mã chai được thiết kế xong, chàng trai đã nộp đơn xin cấp bằng, rồi đến công ty Coca-Cola bán lại thiết kế này.

Bởi vì lúc này công ty Coca-Cola đang gặp khó khăn trong việc thiết kế kiểu dáng chai, lại thấy kiểu dáng này không tồi, vỏ dày và đáy rộng khiến khách hàng cầm an toàn hơn... nên đã quyết định dùng thử sản phẩm.

Nhờ thiết kế này, Coca-cola đã trở nên phát triển hơn! Sau khi cải tiến một chút, nó đã trở thành hình dạng như hiện nay.

Chàng trai trẻ thông minh đó là Luther, người đã trở thành tỷ phú nhờ bằng sáng chế này. Nếu sắp xếp tất cả những cái chai mà anh ấy đã tạo ra từ trước đến nay thành một đường, chúng đủ dài để quay đi quay lại từ trái đất đến mặt trăng 130 lần.

Có lẽ lúc đó sẽ còn rất nhiều nhà thiết kế khác ngoài Luther có ý tưởng giống như vậy, nhưng lại chỉ có mình Luther thành công.

Thứ khiến anh ta có thể tạo ra sự khác biệt với mọi người chính là hành động, anh ta không chờ, cũng không tiếc số chai dang dở đang nằm trong đống phế liệu khi chưa thành.

Thế nên, hãy cố gắng làm tốt những gì bạn nghĩ, cuộc sống của bạn nhất định sẽ dần thay đổi!


(03)

Khi thiền sư Shinran nổi tiếng ở Nhật Bản lên 9 tuổi, ông đã quyết tâm đi tu và thỉnh cầu sư phụ cho xuất gia.

Lúc này, sư phụ đã hỏi ông: "Con còn quá nhỏ, tại sao lại muốn trở thành nhà sư?"

Shinran đáp: "Tuy mới 9 tuổi, nhưng cha mẹ con đã mất hết. Con không biết tại sao mọi người phải chết? Con không hiểu tại sao bản thân lại phải xa cách cha mẹ? Vì vậy con muốn xuất gia để khám phá ra những điều này!"

Sư phụ nghe xong liền nói: "Được rồi. Ta bằng lòng nhận con làm đệ tử. Tuy nhiên, hôm nay đã muộn. Sáng mai ta sẽ cạo đầu cho con!"

Khi đó, Shinran đã hỏi ngược lại: "Thưa sư phụ! Dù người đã hứa với con ngày mai sẽ xuống tóc. Nhưng tuổi con còn nhỏ, chưa đủ hiểu biết, lỡ đến mai con lại không bảo đảm được quyết tâm đi tu của mình thì sao? Hơn nữa sư phụ à, người đã lớn tuổi rồi. Người có chắc bản thân có thể thức dậy vào ngày mai nữa không?"

Sư phụ lúc này liền vui mừng vỗ tay tán thưởng và nói: "Con nói rất chính xác! Ngay bây giờ ta sẽ xuống tóc cho con."

Bạn thấy không? Một đứa trẻ 9 tuổi còn không trì hoãn, vậy mà người lớn lại bao lần buông bỏ cơ hội chạm tới ánh sáng chỉ vì lười biếng.

Có một câu nói rất hay: "Lẽ ra lúc đó nên làm thế, nhưng bạn không làm. Vì thế mới để lại hối tiếc sau này."

Có lần, phóng viên phỏng vấn hỏi Ross Perot – người sáng lập EDS rằng:

"Bí quyết thành công của bạn là gì?"

Perot đã trả lời: "Chuẩn bị, phóng tên, nhắm chuẩn!"

Phóng viên mới cười hỏi: "Lỡ không nhắm chuẩn thì phải làm sao?"

Perot đáp: "Vậy thì vừa nhắm vừa phóng tên, vừa đi vừa tấn công."

Chỉ khi bạn dám hành động, mọi thứ mới dần được cải thiện. Kế hoạch quá nhiều chỉ khiến chúng ta đau đầu, thậm chí lâu dần còn tập thành thói quen do dự, nhút nhát khi đưa ra hành động cụ thể.

Đường thành công chỉ dành cho những người đủ kiên trì và can đảm. Nếu bạn là tuýp người hay "chờ", vậy hãy mau thay đổi ngay từ bây giờ.


bạn dám từ bỏ cả công sức của mình, chắc chắn đời bạn không bao giờ thành công

Các bạn thân mến,

Tôi ghi lại những điều này là vì những học trò cũ của tôi đã từng tham gia tu tập và trải nghiệm biết bao điều vi diệu mà Raki mang lại. Tôi không chắc trong quá trình học, họ đã vỡ lẽ bao nhiêu điều, nhưng những lời nói có cánh, cảm phục, hạnh phúc trào dâng, quyết tâm đến cùng của cuộc đời không ngại mọi chông gai trở nên vụt chốc tan biến.

Tôi còn nhớ những phút giây mà họ trăn trở mãi về cuộc sống, tìm kiếm Sự thật và các câu trả lời. Bước vào Raki , bạn không chỉ nhận câu trả lời mà bạn phải sống trong nó để trải nghiệm tại sao Lại Như Thế? Rõ ràng , mọi trải nghiệm nó chân thật đến mức chúng ta khóc, cười, đau, mệt mỏi rũ rượi rồi phải cố mà vượt qua bức tường thành của sự đau khổ, tiêu cực, chây lười, mệt mỏi đang kéo xuống . Nó đáng lý phải khiến ta mạnh mẽ kiên cường, kiên gan và quý trọng. Hay đơn giản bạn nhận quá nhiều đến mức không còn cảm xúc trân trọng và yêu thương?

Tôi, một vị Sư phụ trẻ tuổi cũng chẳng có học hàm học vị trong bất cứ tôn giáo nào, cũng chẳng được tổ chức nào công nhận nhưng tôi tính đến thời điểm này cũng đã tròn gần 3 năm đào tạo liên tục một người, thời gian quá dài cho bất cứ khóa học nào trên cuộc đời này, nó chiểm 24 h một ngày, 30 ngày một tháng , 12 tháng của năm và miệt mài trong ngày lễ ngày nghỉ, tôi tu tập với môn sinh không vì quyền cao chức trọng, cũng chẳng phải thết cỗ mâm vàng, vậy lý do gì họ ở lại , đồng hành tu tập?

Tôi đã nói , giảng, dạy, giúp đỡ suốt quãng thời gian ấy, nói ra không biết bao thứ, tựu trung tập trung về tâm tính, tôi có thể vì họ mà bỏ quên con mình còn đỏ hỏn vừa sinh nằm một góc nghe mẹ giảng bài, hay bỏ cơm một bên khi còn chưa ra cữ, vậy mà chỉ vì tôi la họ một chuyện vì cái tâm tham của họ thì họ quay ngoắt lại phản bội chửi đổng bỏ tu. Tôi không tiếc vì điều mình dạy vì kiến thức vũ trụ đã truyền trao, càng nói hăng say chỉ tôi luyện cho tôi thêm phần trí tuệ nhưng tôi tiếc ở họ cái mà không biết nắm giữ: Thời gian.

Họ chẳng quan tâm màng những gì họ vất vả tu tập hoặc cái vòng đời ngoài kia nó ma lực hấp dẫn qua, họ sẵn sàng đánh đổi mọi nghĩa tình Mẹ - Con, Thầy - Trò , Bè - Bạn, họ vứt nó không thương tiếc vì cái lý do Phải Có thật Nhiều tiền, họ ngang nhiên quên cả mọi sự giúp đỡ của tôi, lại quên đi ơn nghĩa tình bạn, tôi nghĩ dù đặt họ trong hoàn cảnh nào thì họ cũng chỉ là cái bóng của thời gian, nó chẳng tồn tại nhưng làm hại toàn thể vũ trụ này. Họ đã sẵn sàng đánh đổi, sao vũ trụ có thể dang tay hỗ trợ. Mong đợi gì ở các phép màu? Hay họ tin rằng họ chỉ cần vui là được, kiếm được tiền là được, việc tu Raki khó và vất vả quá hơn cả niệm phật Nam Mô nên họ đành chọn cái thuận miệng nhất. Tôi tiếc vì bài học lớn nhất đời người không phải cái đơn giản, mà chính là biến mọi cái phức tạp thành Đam Mê Chân Chất. Nếu không có cái đó thì dù cái lưỡi đang cuốn theo thanh âm phát tiếng Nam Mô nhưng Bụng họ lại chất đầy dao găm.

Tôi mong ai cũng thành tựu Đạo , nhất là trong cái đạo Biết điều nhưng đến biết điều họ cũng lãng phí thì mọi việc dù vui ở Tâm thì cũng đã lạc qua nhiều cảnh giới rồi, kéo về e cũng mất sức. Con người vốn dĩ không nhìn thấy trước nên cũng không có sốt sắng với cuộc đời, họ thích thì họ làm thôi, vậy nên cuộc sống cứ tràn ngập mọi nguồn năng lượng tối, rồi lại bài toán Van Xin Ơn trên giúp đỡ. Loài người có phải tà ác nhất không? Họ cứ quay vòng trong mọi thứ và bắt người khác phải chịu trách nhiệm cuộc đời mình miễn phí và toàn tâm , liệu nên chăng phải cần các bài học nghiêm trị? Chư vị cũng không nên quá từ bi lại càng không nên dung túng những hành động phá hoại. Mọi sự ngu tri đều đem lại tội lỗi tày đình dắt díu nhau cả một thế hệ, hư hỏng cả thì kiếp sau con người sẽ còn lưu tồn những điều gì đây?

Việc yêu nhiều, yêu ít, quý trọng nhau đã trở thành công thức định sẵn trong tâm, người tu tập năng lượng nếu không khéo thì bị phanh phách trong mọi nẻo luân hồi đau khỗ. Cái nhân loại cần giải thoát là học cách làm mình thanh nhẹ, thấy rõ bản thân mình vả cõi giới mình mắc kẹt bên trong. Tâm linh phức tạp nhưng không phải là không có con đường. Mọi chông gai cũng phải có sự trả giá : một ăn cả, ngã về không!.

Hy vọng, người nào đọc bài này cũng nhìn ra sự chân thật ánh sáng, mà quay lại con đường vốn dĩ cho linh hồn. Nếu không thì cứ vậy chúng ta cứ lênh đênh trên sóng nước.

Ngân Raki


TÌNH BẠN DƯỚI QUAN ĐIỂM RAKI

Tình bạn vốn dĩ là một loại năng lượng đặc biệt, nó không đến từ mối quyến luyến quen thuộc từ máu thịt sẵn có từ Cha, Mẹ, hay anh em trong nhà, nó xuất phát từ cảm xúc yêu thương gần gũi "lạ mà quen" trong quá khứ, kiếp trước hay bất cứ cõi giới nào. có những tình bạn đi lâu trong cả một đời nhưng có những dạng tình bạn chỉ có thể dừng chân trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc đời chúng ta.

Nếu nhìn tình bạn như một dạng năng lượng, chúng ta sẽ nhìn ra các bước sóng tương hợp, ở thời điểm bước sóng, dữ liệu của ta tương đồng , ta tự khắc tìm ra người phù hợp với sự dao động biên độ tại thời điểm đó. Giao thoa sóng càng nhiều, sự thấu hiểu càng sâu sắc. Không nên trách mình tại sao đến một thời điểm Ta không còn cần ai nữa. Vì biên độ ta đi khác, bước sóng ta cũng thay hình.

Nếu ta nhìn sâu, ta lại càng phân tích các chùm sáng, mối quan hệ của các dạng sóng, dữ liệu hay hình ảnh đang liên kết năng lượng tình bạn này, có những tình bạn tri kỷ nhìn vào mắt nhau thôi đã Nhận ra nhau, quen thuở kiếp nào, vì chúng ta đã tương đồng nhau trong bao kì kiếp, sáng rực rỡ như mặt trời có khi lại êm đềm như ánh trăng. Nó dao động như lúc thủy triều lên cũng có khi như lửa cháy, đôi lúc lại yên bình đến lạ, có khi gầm gừ như những cơn sóng dữ. Mọi hoạt động vũ trụ đều tác động đến sóng của ta, quan trọng Ta biết nắm giữ và điều khiển nó như thế nào.

Cuộc đời nay bất cứ ai cũng phải học và trải qua kinh nghiệm của linh hồn, nó phải học cách giải quyết, chấp nhận, xung đột, thấu hiểu, yêu thương , tha thứ, vì nó là những cung bậc thăng tiến của dòng năng lượng thanh nhẹ. Người ta thường khuyên: nếu không tha thứ thì ta không thể nhẹ lòng. Đó là vật lý nói với nhau nhưng nếu ta , bên trong ta, dạng sóng năng lượng, ta vẫn chưa chịu Thứ Tha, Giải Quyết xung đột sóng, thì nó cứ bám mãi các thanh năng lượng, kéo trì ta xuống các bậc thang. Ta chỉ có thể đi lên nếu ta một là kéo họ lên hai là tách ra họ, mãi mãi. Chọn cách nào cũng không thể làm tổn thương con sóng ấy, vì ta không thể lên nếu họ cũng không lên, nhưng nếu ta lên và họ cố tình xuống thì đó là một sự lựa chọn. Mà mọi quyết định dẫn tới nhiều ngã rẽ cuộc đời, có khi nhập vào và đôi khi xa nhau mãi mãi.

Mỗi linh hồn phải rất khéo léo thông minh cho mọi con đường phía trước, trang bị cho mình thái độ quan sát, dự đoán, quyết tâm, nỗ lực và đường hướng. Chúng ta dù đi mọi nẻo nào rồi cũng phải bắt buộc là một CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐI LÊN, TỤ VỀ MỘT KHỐI LỚN. ÁNH SÁNG CỦA SỰ THẬT.

CHA đã từng giảng Chân lý cho loài người nhưng Cha không thể bằng Mẹ dẫn dắt họ đi lên, vì Cha thì ở muôn loài , tuy gần nhưng xa. Mẹ ở ngay cạnh Ta, đưa Ta về bằng mọi cách.

Mẹ đóng vai Tình Bạn, Tình Yêu, lần kẻ thù, nhưng mấy ai học được từ vai trò của mẹ, họ phê bình châm chích, họ nguyền rủa coi thường, họ xâm hại từ chối mọi công lao và sự tồn tại của mẹ.

Nếu chúng ta đã chọn lựa tình bạn , hãy đóng gói nó bằng trí tuệ và yêu thương. Học quan sát và thấu hiểu để cuộc đời của cả hai là những khối ánh sáng lấp lánh trên trời cao.

NGÂN RAKI.


nếu không có tình yêu thì chúng ta sẽ như thế nào?


tổng hợp câu hỏi để suy ngẫm

❓QUESTIONS:

Q1: Tại sao khi tu Raki bên trong các bạn thường có suy nghĩ sỉ nhục phỉ báng Sư Phụ và kêu các bạn bỏ tu? Cái nào là khảo? Cái nào là thật? Phân biệt bằng cách nào?


Q2: Nếu như tất cả Vũ Trụ, từ Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật tổ, Chúa, các tôn giáo đều nói với bạn rằng Sư Phụ là người thôn tính nhân loại. Nói các bạn bà này dang ảo tưởng , bà này khùng, cô ta ảo tưởng sức mạnh . Các con nghĩ rằng Thượng đế phải cần một vật lý này mới mạnh sao? Cả vũ trụ này to lớn vây mà phải cần cô gái này sao? Hỡi các con của Ta con tin vào người không hề biết gì vê hệ thống niềm tin ngàn năm qua, mà có thể thay đổi nhân loại? Dựa trên điều gì mà cô ta làm được? Và nếu cô ta làm được thì tại sao không phải là các con?


Q3: "Thế nếu Sư Phụ muốn thôn tính nhân loại và đi bằng cách thu phục lòng người ntnay, để các bạn đi theo tin tưởng 99 ngày, đến ngày cuối cùng mới lộ bản chất thật sự ra thì sao?" Các bạn sẽ dựa vào đâu để biết được đâu thật đâu giả, đâu khảo đâu không? Các bạn nhớ là tư duy biện chứng, luôn đặt câu hỏi phản biện lại câu hỏi nhé


Q4: Liệu bạn có đang tin tưởng mù quáng không? Bạn thấy Raki khác những môn phái khác ntnao hay chỉ muốn theo vì "nghe nói" Raki có NL mạnh và thuần khiết? Ví dụ, PLC cũng giúp bạn khoẻ lại, cũng khuyên các bạn không tiêm vaccine, vậy Raki khác ở điểm nào mà bạn lại chọn tin tưởng theo Raki?


Q5: Sau khi xem Video của Sư Phụ về cuộc đời Người (các bạn xem video trong file nhé), nếu như bình thường nhìn 1 người xảy ra nhiều biến cố trong cuộc đời như Sư Phụ, người ta sẽ nói cô gái này nghiệp nặng nên thế, có đúng không ạ? Vậy các bạn có thể giải thích tại sao cuộc đời Sư Phụ lại gặp nhiều khó khăn bất hạnh đến như thế không? Và cũng có nhiều mảnh đời khó khăn như Sư Phụ, vậy Sư Phụ khác họ ở điểm nào? (gợi ý là các bạn nên nhìn thêm về mặt năng lượng nhé)


Q6: Trước kia Sư Phụ cũng đâu biết bản thân mình là Mẹ Vũ Trụ, hay bên trong mình thuần khiết như thế nào - vậy khi nhìn vào cuộc đời 1 người như vậy, các bạn sẽ thấy sao? Sư Phụ và cùng 1 người nữa (chả hạn) có cùng 1 hoàn cảnh - nhưng tại sao Sư Phụ không gặp được 1 ai thương cho hoàn cảnh của Người, không 1 ai giúp Người mà luôn quay mặt với Sư Phụ, trong khi người kia trên đường đời có thể gặp người a người b giúp đỡ. (Điểm khác biệt cũng nằm ở chỗ đó). Cũng nhiều người trải qua nhiều đớn đau khó khăn trong cuộc sống, cũng bị hãm hiếp đánh đập và họ cũng không mang tâm oán trách, trả thù...vậy Sư Phụ khác họ ở điểm nào?

6.1. Câu hỏi này không cần các bạn phải hiểu sâu về năng lượng đâu, chỉ cần biết rằng đang tồn tại năng lượng ánh sáng và năng lượng bóng tối trên hành tinh này và trong đó bóng tối thì chiếm ưu thế rất nhiều. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi 1 người mang trong mình rất nhiều năng lượng ánh sáng như vậy, khi chưa thức tỉnh, chưa nhận thức được sức mạnh của mình?

6.2. Vậy về NL mình hiểu như vậy, có thể suy ra bóng tối về mặt hữu hình sẽ làm những phương thức ntnao đối với cơ thể vật lý ánh sáng chứ? Có phân biệt được đâu là nghiệp, đâu là do có ánh sáng không?


Q7: Sự khác biệt giữa Raki và các môn tâm linh/môn đạo khác là gì?

Q8: TẠI SAO SƯ PHỤ NĂNG LƯỢNG MẠNH, SÁNG & THUẦN KHIẾT NHƯ VẬY, KẾT GIỚI SƯ PHỤ MẠNH NHƯ VẬY MÀ NGƯỜI VẪN NHẬN NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ NĂNG LƯỢNG ĐEN TỪ BÊN NGOÀI?