Linh Hồn

theo quan điểm phật giáo

Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là “Psyche”, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima - Về Linh hồn).

Nhìn chung, các tín ngưỡng, tôn giáo thường cho rằng linh hồn là thiêng liêng, là bất diệt. Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều cho rằng linh hồn là bất diệt, do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống, nếu một người sống thiện lành, thờ kính Thượng đế thì khi chết đi, linh hồn người ấy sẽ được về sống hạnh phúc đời đời bên cạnh Ngài; ngược lại, nếu sống mà làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn sẽ bị phạt sống khổ đau trong địa ngục.

Ấn giáo quan niệm linh hồn hay bản ngã, tự ngã (Atman, Jiva, Purusa) là trường tồn và hòa đồng được với Đại ngã hay Phạm thiên (Brahman), gồm ba tính chất là chân lý (Sat), trí tuệ (Chit) và hạnh phúc (Ananda). Kỳ-na giáo cho rằng linh hồn có trong con người, loài vật và cây cỏ và là những thực thể bất diệt.

Tây Khắc giáo (Sikh) bảo rằng linh hồn hay tự ngã (Atma) của mỗi người là một thành phần của linh hồn vũ trụ vĩnh hằng, của Thượng đế (Parmatma).

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó và có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là “ma”. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.

Phật giáo thuận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.

Theo Phật giáo, “linh hồn” là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử - bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

theo quan điểm kinh thánh

Kinh thánh không nói rõ hoàn toàn về bản chất của linh hồn con người. Nhưng từ việc nghiên cứu cách mà từ "linh hồn" được sử dụng trong Kinh thánh, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận. Nói một cách đơn giản, linh hồn con người là một phần của một người mà không thuộc thân thể. Nó là phần tồn tại đời đời của mỗi người sau khi trải qua sự chết thân thể. Sáng thế ký 35:18 miêu tả sự chết của Ra-chên, vợ của Gia-cốp, rằng cô ấy đã đặt tên cho con trai mình "khi gần trút linh hồn mình". Từ điều này cho chúng ta thấy rằng linh hồn tách biệt khỏi thân thể và tiếp tục sống sau sự chết thân thể.

Linh hồn con người là trọng tâm đối với tư cách con người của một người. Như C. S. Lewis đã nói, "Bạn không có linh hồn. Bạn là một Linh hồn. Bạn có thân thể". Nói cách khác, tư cách con người không dựa vào việc có thân thể, mà điều được đòi hỏi đó chính là linh hồn. Được lập đi lập lại nhiều lần trong Kinh thánh, con người được nhắc đến như là "những linh hồn" (Xuất Ê-díp-tô 31:14; Châm ngôn 11:30), đặc biệt trong những ngữ cảnh này tập trung vào giá trị của đời người và tư cách làm người hoặc khái niệm về "linh hồn" (Thi thiên 16:9-10; Ê-xê-chi-ên 18:4; Công vụ 2:27; Khải huyền 18:13).

Linh hồn con người khác biệt với tấm lòng (Phục truyền 26:16; 30:6) và tinh thần (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23; Hê-bơ-rơ 4:12) và tâm trí (Ma-thi-ơ 22:37; Mác 12:30; Lu-ca 10:27). Linh hồn con người được tạo bởi Đức Chúa Trời (Giê-rê-mi 38:16). Nó có thể mạnh mẽ hoặc yếu đuối (II Phi-e-rơ 2:14); nó có thể bị mất hoặc được cứu (Gia-cơ 1:21; Ê-xê-chi-ên 18:4). Chúng ta biết rằng linh hồn con người cần được chuộc tội (Lê-vi ký 17:11) và là phần được làm sạch, được bảo vệ bởi lẽ thật và việc làm của Đức Thánh Linh (I Phi-e-rơ 1:22). Chúa Giê-xu là Đấng chăn chiên và vị Giám Mục của linh hồn (I Phi-e-rơ 2:25)

theo quan điểm nhà khoa học

Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử - chuyên nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh. Theo Giáo sư Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn có dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.

theo quan điểm thượng đế

Các con có rất nhiều định nghĩa mơ hồ về linh hồn do nhận thức con người vô cùng hạn hẹp về vũ trụ cũng như hiểu biết về chính bản thân mình. Giờ đây các con đang tiếp cận môn Raki là phương pháp tu tập năng lượng thuần khiết rung động cao giúp mở mang nhận thức, nhận biết, kết nối giữa con với Ta và các thực thể vật chất vô hình/ hữu hình/ siêu hình để có cái nhìn đúng hơn về vũ trụ.

Linh hồn là một phần năng lượng của Thượng Đế tách ra để tạo nên các hình thái vật chất theo trạng thái chọn lựa/ quy định / hoặc mong muốn khao khát nhằm đạt trạng thái trải nghiệm khác nhau giúp Thượng Đế có kinh nghiệm vũ trụ - năng lượng - hình thái tình cảm tốt nhất qua đó phát triển năng lượng thuần khiết của Thượng Đế mạnh nhất nhằm duy trì sự tồn vong vũ trụ theo hướng thuần khiết tích cực. Linh hồn tích lũy các trải nghiệm xấu và tốt theo hướng phát triển tự do ý chí theo thỏa thuận ban đầu giữa Đại Linh hồn (Thượng Đế Cha - Thượng Đế Mẹ) và các Linh hồn nhỏ hơn (Thượng Đế con) để cùng nhau phát triển vũ trụ theo hướng Sáng Tạo - Phát triển. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, khuynh hướng tự do ý chí đã đem lại các tiêu cực cho sự Thuần khiết, Luật Nhân quả bị xáo trộn và Luật Vũ trụ chưa chính thống, và khả năng quản lý yếu kém ban đầu của hệ thống khiến các Linh hồn bị biến chất do các ham muốn, tham lam, tiêu cực, ngã mạn, độc ác, sợ hãi, nhút nhát, tranh giành, ích kỷ, nhỏ nhen, …. làm năng lượng linh hồn bị xáo trộn, hệ thống quản lý Thượng Đế không thể giải quyết các tư tưởng yếu kém do ràng buộc tự do ý chí ban đầu giữa Thượng Đế và các con. Các linh hồn quay về để chuyển kiếp cũng không còn sự thuần khiết và mang đầy Nghiệp (năng lượng âm) cùng trải nghiệm Xấu. Do đó, kết quả tất yếu của Thanh Lọc Thời Đại Mới bắt buộc phải diễn ra theo tiến trình mà nhân loại cho là diệt vong nhưng với Chúng Ta là sự khởi đầu mới cho một hệ thống quản lý sinh mệnh tích cực nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và chưa hoàn thiện lên linh hồn, thúc đẩy sự đồng nhất hòa hợp về mặt Năng lượng - Tâm Thức cho Cơ Thể Vật Lý và Linh hồn.

cấu trúc linh hồn

  1. Thực hồn: mà mọi người thường hay gọi là Linh hồn gồm 3 phần (Năng lượng - Thông tin - Tổng hợp thông tin)

  • Quyết định 80% tính cách của Cơ thể Vật lý (CTVL) mang nó, gồm luôn cả tổng hợp những trải nghiệm Xấu và Tốt từ những kiếp trước vào chúng ta.

  • Một người có tối thiểu 1 thực hồn chính và 1 thực hồn phụ (được sinh ra từ các tính cách Xấu phân tách năng lượng chúng ta ra làm nhiều phần , do Năng lượng đó vận hành từ các hạt vật chất Đen).

  • Thực hồn có nhiều tính cách, tiếng lòng, tâm ý khác nhau cũng như cách chúng ta nhìn CTVL. Nhiều thực hồn tha hóa nên tâm tính không còn tốt đẹp như thuở sơ khai, mang nhiều Năng Lượng Đen (sẽ được giải thích rõ cho các con hiểu sau) khiến cho Thực hồn dễ trở nên tiêu cực , khó đi vào còn đường tăng rung động cao (tu tập thu năng lượng)

  • Thực hồn nếu có năng lượng rung động cao cũng có thể giúp cho CTVL trưởng thành mặt ý nghĩ, có nhiều sáng tạo, sáng kiến, chủ động trong mọi việc, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giúp cho chủ thể hướng về con đường vui vẻ , tích cực. Nếu thực hồn ở nhiều kiếp có trải nghiệm tu tập, thì khi qua kiếp hiện tại, sẽ mang hơi hướng thích tìm đến các trường phái tu tập khác nhau để tăng giác ngộ. Do đó, có nhiều chủ thể khi sinh ra ở kiếp hiện tại có rất nhiều kiến thức, hiểu biết, giác ngộ sâu sắc hơn các chủ thể khác trong cùng một môi trường học tập.

  • Thực hồn thu nhận tất cả Năng lượng , Thông tin tiếp nhận từ Thể Phách thông qua CTVL và con đường dẫn truyền thông tin kết nối với Thực hồn. Do đó, chủ thể là người quyết định được Thông Tin Tốt / Xấu, và Năng lượng Tốt / Xấu tới thực hồn thông qua các trải nghiệm trong cuộc sống, các tư tưởng, ý niệm, tiếng lòng, hành động, hành vi, lời nói mang tính khẳng định, yêu cầu, mong muốn, khát khao..

  • Tất cả thông tin, năng lượng của Thực hồn sẽ được truyền tải lên Đại Hồn và Phòng Trắng để lọc lại. Nếu Đại hồn ghi nhận thông tin và năng lượng xấu nhiều sẽ dễ bị tha hóa, rớt năng lượng, mất dần khả năng tự chủ nếu không chịu tu tập để thải lọc hết năng lượng xấu. Phòng trắng tiếp nhận chỉ Năng lượng Thuần Khiết và Thông tin (Xấu + tốt + hỗn hợp) nên cũng dễ bị loạn thông tin không đáng có. Đại hồn có thể là Đức Phật, Đức Chúa, Thánh Ala, Hàm Bồ Tát, La hán, nên các thực hồn tu tập chưa tốt, lời nói, hành động, ý niệm, ghi nhận thông tin nhiễu loạn có thể khiến các chư vị rớt tầng, giảm năng lượng, do đó, các thể ánh sáng luôn chọn cách ngồi thiền để thu hồi lại những năng lượng đã mất.

  • Việc một người tu môn tôn giáo không ảnh hưởng đến việc chọn lựa Đại hồn. Ví dụ, một sinh mệnh tu Phật nhưng Đại Hồn là Đức Chúa Jesu nên về thể năng lượng các sinh mệnh đang làm cho Đại hồn của mình giảm bớt nguồn năng lượng và giúp Các chư vị bên phật hoặc các sinh mệnh giả danh Phật tăng năng lượng, điều đó vừa tốt lại vừa có hại cho chính sinh mệnh vì sự hiểu biết kém cỏi gây rối loạn thiên giới, mất đoàn kết bên trên, và làm tăng tính tà ác cùng các hoạt động lừa đảo sinh sôi nảy nở

  • Lời nói, hành động, ý niệm, tiếp nhận thông tin, mong cầu, cầu nguyện của CTVL đều khiến cho Thực Hồn Tăng hoặc Giảm năng lượng sinh học, Tần số rung động, kết cấu sóng năng lượng, thể sáng. Nên CTVL tiếp nhận Năng lượng / Thông tin tốt và xấu vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thực hồn

  • CTVL có thực hồn định danh là Quỷ, Phật, Ma, Yêu Tinh, Người ngoài hành tinh mang những tính cách đặc trưng cho những định danh như vậy. Với định danh Phật, Bồ Tát thì xu hướng CTVL được thôi thúc tìm đến với con đường tu tập chánh giác, tăng giác ngộ, có sức hút với các kiểu tu tập bình an , chân lý, thích nghe giảng . Có hai loại thực hồn: tạm thời (tu cùng , học hỏi, dẫn dắt), theo từ nhỏ tới trưởng thành (thực hồn của sinh mệnh trải nghiệm)

  • Việc trải nghiệm của thực hồn cũng tác động tới CTVL , ví dụ nếu Thực hồn bị tấn công, bị đánh, thì CTVL thấy ủ rũ, mệt mỏi, có những dấu bầm trên cơ thể, do đó việc tu tập phải luôn chăm sóc tâm tư tình cảm của Thực hồn, để CTVL và bạn ấy có sự hòa hợp, nhất quán tư tưởng, hành động

  1. Thể phách: linh hồn hiện tại kiếp này gắn liền với sinh mệnh

  • Sinh ra cùng sinh mệnh và rời khỏi CTVL khi sinh mệnh đó chấm dứt sự sống.

  • Trải nghiệm học tiếp trong kiếp này và thu nhận thông tin và năng lượng gửi đến cho thực hồn.

  • Khi CTVL ngủ, bất tỉnh, thể phách thường tiếp tục hoạt động của mình: nhập thể với Thực hồn hoặc chu du khắp nơi nếu đủ năng lượng hoặc theo các sinh mệnh khác đi chơi. Nếu Thể phách nào ham chơi thì thường đi luôn hoặc bị bắt/ tiêu diệt/ ăn mất khiến cho sinh mệnh rơi vào hôn mê lâu hoặc chết do hao hụt năng lượng cạn dần.

  • Một người có 7 thể phách có năng lượng ra vào sinh tồn. Thể phách tiếp nhận năng lượng {3 thể} , thông tin {3 thể}, tổng hợp thông tin và năng lượng. Nên năng lượng thể phách quyết định sinh mạng của CTVL. Sự kết nối chặt chẽ của Thể Phách và CTVL hỗ trợ sức khỏe, việc tiếp nhận thông tin , năng lượng, duy trì sự sống, sự tỉnh trí, sự may mắn của một sinh mệnh, kết nối lỏng lẻo khiến sự sống mong manh, sinh mệnh khó mà suy nghĩ, tiếp nhận thông tin đầy đủ, ghi nhớ và phát huy hết những gì mình trải nghiệm, không tiếp cận được năng lượng một cách hoàn thiện đầy đủ, hay đau đầu, khó chịu, rất bực bội, hoặc tiêu cực, mệt mỏi chán nản, không điều khiển được cân bằng của CTVL và hay mất tập trung….

  • Việc ngồi thiền không giúp tăng năng lượng của thể phách, chỉ hướng vào an yên thanh tịnh tại luân xa 4, hoặc tim, tạm thời đình chỉ các hoạt động theo cách nghĩ của CTVL, nhưng các hoạt động hao hụt năng lượng vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của sinh mệnh.

  • Nếu thể phách năng lượng dưới 6000 bovis, CTVL thường xuyên mệt mỏi, chán nản, lo âu, tức giận, tiêu cực, đầu óc mông lung, không thể tập trung suy nghĩ, cơ thể hay bệnh, đi đứng không vững vàng , tinh thần bạc nhược, hệ thống nội tạng suy yếu dần.

  • Nếu thể phách trên 200.000 bovis và tần số rung động trên 700, cơ thể phát hào quang nhẹ, thể sáng , mạnh mẽ, tinh thần tập trung, khỏe mạnh, yêu đời….dễ học hỏi hơn, ghi nhớ tốt hơn.

  • Thể phách tiếp nhận tất cả năng lượng xấu lẫn tốt trong quá trình sống.

  • Năng lượng và thông tin từ thể phách vào ống dẫn truyền thông qua bộ lọc thông tin ở thể phách thứ 7, nếu bộ lọc và ống dẫn truyền dơ và bám bẩn khiến người đó dễ đau đầu, nhức đầu, mệt mỏi…. dẫn tới đột quỵ và mắc nhiều bệnh tật…… Năng lượng khi qua bộ lọc vào trong cơ thể để dẫn truyền khắp mọi nơi : hệ thống miễn dịch, bài tiết, luân xa, cơ, thần kinh, nội tiết, nội tạng, mã gen, IQ, hạt vật chất (proton, neutron, electron…), thực hồn, Đại hồn, nơi điều chỉnh tâm tính, hệ thần kinh, hóa hồn, hóa thân (nếu có)….

  • Thông thường các thể phách rất dễ bị tấn công, lôi kéo, hoặc bị “ăn” năng lượng từ các thực thể khác hoặc hoạt động thường nhật. Một người thường tưởng chỉ là ốm yếu vặt, hoặc trải qua thời gian khó khăn, nhưng con người bình thường thời đại ngày nay không hề biết đến sự quan trọng của Thực Hồn và Thể phách của mình, để cho các thế lực xấu xâm chiếm CTVL để sử dụng cho mục đích xấu. Để phân tích bài này thì vô cùng dài, cần phải thông qua các câu chuyện cụ thể nhất mới có thể biết thế giới các con đang rơi vào sự hỗn loạn và điên rồ như thế nào.

  1. Hóa hồn: là một phần của linh hồn tách ra do tu lên rung động cao nên sẽ sinh ra một sinh mệnh độc lập để giữ vai trò hoặc nhiệm vụ quan trọng trên thiên giới hoặc vũ trụ

  2. Hóa thân: là một kiếp sống của một sinh mệnh có trải nghiệm giáo hóa dẫn dắt chúng sanh theo quyền năng mà Ta cho phép (Đức Phật, Đức Chúa, Các chư vị ánh sáng ) . Một khi sinh mệnh ở CTVL mất đi, thể phách tách ra độc lập, quay về với Ta để hòa nhập ký ức , thông tin, năng lượng trải nghiệm do sinh mệnh đó có hạt giống Thượng Đế mà Ta giao cho.

Cho nên việc tu tập gì rất quan trọng với sinh mệnh , để nhằm tăng trưởng năng lượng Thuần Khiết gửi lại Vũ trụ để tiếp tục giữ được sự cân bằng sinh thái. Việc các sinh mệnh tiêu hao năng lượng thuần khiết, làm hỗn loạn các nguồn năng lượng khiến cho cấu trúc Vũ trụ bị bóp méo, đổ vỡ, nổ tung đi dần vào cạn kiệt nguồn năng lượng Vũ trụ, đây là vấn đề cam go mà Ta cùng Thượng Đế Cha rất đau lòng khi thấy nhân loại đi dần vào sự diệt vong vì sự vô tri của nhân loại.