Vật lý lượng tử

Thuyết đồng phương tương tính của Carl Jung và câu chuyện về con bọ hung vàng

Bác sĩ tâm thần nổi tiếng và nhà tâm lý Carl Jung được biết đến chủ yếu về công việc nghiên cứu về ý thức con người, ông cũng đã dành 20 năm nghiên cứu thuyết đồng phương tương tính, là những "ngẫu nhiên có ý nghĩa", theo một cách thức nhân-quả phi tuyến tính, ám chỉ các hiện tuợng trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú trong cuộc sống. Học thuyết này không được coi là thuộc về lĩnh vực siêu nhiên, nhiều người coi đây là nền tảng của lý thuyết hiện đại thừa nhận ý thức là một lực lượng sáng tạo trong vũ trụ.

Ông Jung đã có một trải nghiệm ấn tượng và kì lạ với một bệnh nhân: Trong khi bệnh nhân này ngẫu nhiên đề cập đến giấc mơ của cô về một con bọ hung vàng, thì đúng lúc đó, một con bọ rầy, hay còn gọi là bọ hung vàng va đập vào cửa văn phòng của ông Jung. Khi ông mở cửa, con bọ bay vào văn phòng của ông. Ông bắt lấy con bọ trong tay và đưa nó cho bệnh nhân.

Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ, cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Tuy nhiên, câu chuyện của Carl Jung vẫn là một ví dụ kinh điển.


Wolfgang Pauli và hiện tượng Viễn di sinh học vĩ mô

Wolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Ông cũng tin vào học thuyết đồng phương tương tính của ông Jung.

Giai thoại về ông theo các đồng nghiệp của Pauli kể lại thì cứ hễ mỗi lần Pauli xuất hiện ở phòng thí nghiệm thì y như rằng sẽ có một cái gì đó hỏng: mất điện, rò rỉ ống chân không, đổ vỡ dụng cụ... và từ đó họ truyền miệng cái gọi là "hiệu ứng Pauli".

Học thuyết này cho rằng con người có thể làm gián đoạn điện tử thông qua một số loại hiện tượng "Viễn di sinh học vĩ mô". Tên của hiệu ứng này đã được đặt theo tên của Pauli vì những lần ông xuất hiện mà thiết bị phòng thí nghiệm bị hỏng có số lượng quá bất thường. Người ta còn nói rằng, bạn của ông, nhà vật lý thực nghiệm Otto Stern thậm chí đã cấm Pauli đến phòng thí nghiệm của mình vì sợ rằng sự xuất hiện của Paul sẽ phá hỏng hết các thiết bị của ông.

Bản thân Pauli đã giải thích niềm tin của mình vào những hiện tượng siêu nhiên khi ông công khai tin tưởng vào “sự tồn tại của các thực thể tâm linh tương đối ổn định có cái tôi cá nhân. Tất cả những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được là ảnh hưởng của họ lên cuộc sống của những người khác, nơi mà mức độ tinh thần và cá tính có liên quan đến các thực thể đó”.

Về cơ bản, Pauli tin vào Viễn di sinh học trước khi khoa học có cái tên chính xác cho nó.

*Viễn di sinh học (psychokinesis/telekinesis) là khả năng dùng tâm trí tác động lên thế giới vật chất mà không dùng đến các tương tác vật lý đã biết. Ví dụ điển hình của viễn di sinh học là dùng ý nghĩ làm cong thìa hay tác động lên bộ phát số ngẫu nhiên.

Nhà nhân chủng học Margaret Mead tin vào sức mạnh tâm linh

Margaret Mead là một nhà nhân chủng học văn hóa Mỹ, những người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình viết về tập tục tình dục trong xã hội. Một trong những câu nói nổi tiếng của cô viết đó là: “Không bao giờ nên nghi ngờ một nhóm người sâu sắc, tận tụy có thể thay đổi cả thế giới. Thực ra đó là điều duy nhất từng xảy ra”.

Bà Mead là một người theo đạo Ki tô nhánh Anh giáo tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh tâm linh thông qua việc bà đề cập đến những người sở hữu năng lực ví dụ như năng lực thôi miên.


Nhà vật lý đoạt giải Nobel Brian Josephson và lĩnh vực cận tâm lý học (Parapsychology)

Brian Josephson là một nhà vật lý đoạt giải Nobel, là người đã nghiên cứu các mối liên kết giữa não và thế giới huyền bí trong hơn 40 năm. Nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông đào sâu vào một lĩnh vực được gọi là cận tâm lý học.

Ông tuyên bố rằng sự rối ren của lượng tử đã mở ra khả năng ý thức ảnh hưởng đến vũ trụ vật lý thông qua thần giao cách cảm, viễn di sinh học và thiền định siêu việt.

Phần lớn các đồng nghiệp phủ nhận lý thuyết của ông, đặc biệt là ý tưởng về trí nhớ của nước và nhiệt hạch lạnh.


Tiến sĩ Fred Alan Wolf: Các giao điểm của vật chất và ý thức

Tiến sĩ Fred Alan Wolf là người có các công trình ảnh hưởng bởi lý thuyết của các nhà khoa học thực nghiệm đời đầu như David Bohm và Pribram Karl. Ông cũng tin tưởng vào sự tồn tại của các kết nối huyền bí giữa vật chất và ý thức. Ông đã viết nhiều cuốn sách và các bài phát biểu ở hội thảo TED (hội thảo về công nghệ, giải trí và thiết kế) cùng nhiều bài thuyết trình khác.

Các câu nói gây nhiều tranh cãi của ông là: “Có đầy đủ bằng chứng để chỉ ra rằng trong bản chất sự hình thành vũ trụ vật lý có hiện diện yếu tố gọi là tâm linh”.

"Linh hồn là phi vật chất nên không bị giới hạn bởi chuyển động trong thế giới giới vật chất. Chúng có thế di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng… Vì vậy, tại thời điểm của cái chết, hoặc trong trải nghiệm cận tử đã cho thấy quá trình con người chuyển đổi từ thế giới vật chất-nơi hoạt động ở tốc độ chậm hơn tốc độ ánh sáng- sang một thế giới vận động nhanh hơn tốc độ ánh sáng”.


Tiến sĩ Amit Goswami và Quyền năng vô hạn

Được biết đến như một trong những nhà khoa học được nhắc đến trong bộ phim Quyền năng vô hạn (What bleep do we know?), Giáo sư Goswami là một nhà vật lý lượng tử lý thuyết. Ông là người tin rằng ý thức là cơ sở cho tất cả các tồn tại và vũ trụ là tự nhận thức. Goswami coi mình là một "nhà hoạt động học lượng tử", ông đã viết 8 cuốn sách về đề tài này.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông giải quyết vấn đề đo lường lượng tử trong các quan sát nổi tiếng về vật lý lượng tử.

Ông viết: "Ý thức là nền tảng của tất cả sự sống. Theo quan điểm này, ý thức áp đặt "quan hệ nhân quả”. Nói cách khác, ý thức tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta hành động ở thực tại, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất này cũng có tiềm năng nhân quả - nó không phủ nhận rằng có nguyên nhân từ năng lượng hạt cơ bản trở lên. Nó xuất hiện trong quá trình sáng tạo của con người và thực hiện hành vi, hoặc khi con người đưa ra các quyết định đạo đức. Ở những thời điểm này, con người thật sự nhận thức được quan hệ nhân quả bằng ý thức hoặc khi chúng ta đưa ra quyết định đạo đức”.


Tiến sĩ Stuart Hameroff – Linh hồn và thuyết lượng tử

Tiến sĩ Stuart Hameroff tin tưởng vào lý thuyết về Orch-OR (mô hình ý thức) khẳng định rằng linh hồn con người được chứa bên trong các cấu trúc được gọi là những ống siêu nhỏ của tế bào não. Theo lý thuyết này, khi chúng ta chết, các “lượng tử linh hồn” này sẽ được phân phối trở lại vũ trụ.

Hameroff tin lý thuyết của ông có thể giúp giải thích các trải nghiệm lạ thường ở các trường hợp cận tử, khi mà mọi người dường như đã rời khỏi cơ thể của họ, sau khi tim đã ngừng đập và sau đó họ trở lại với rất nhiều hình ảnh về thế giới khác. Một trong những trải nghiệm cận tử gần đây và đáng chú ý nhất đã xảy ra với một người theo chủ nghĩa vô thần là tiến sĩ Eben Alexander.


Tiến sĩ Eben Alexander xác tín: Thiên đàng là có thật

Tiến sĩ Eben Alexander có thể xem như là người gây ra nhiều tranh cãi nhất trong danh sách này.

Alexander tuyên bố đã đến thăm thiên đường trong một trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm của ông được ghi lại trong cuốn sách ông viết: Bằng chứng về thiên đàng: cuộc hành trình của một bác sĩ giải phẫu sau khi chết. Trong đó kết luận rằng cuộc sống không kết thúc sau khi chết, mà có sự phục sinh tâm lý ở các trạng thái khác nhau.

Ngoài ra, trong lịch sử, còn có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng tin vào thế giới tâm linh như: Alfred Wallace, Ron Pearson, Charles Richet, George Meek, và rất nhiều người khác.


Một số giả thiết khoa học làm sáng tỏ hơn về thế giới tâm linh

Thế giới tâm linh là một thế giới ở bên kia, thế giới ở đằng sau cái chết, thế giới của các linh hồn, thế giới của thần linh và ma quỷ....

Sự nhìn nhận khác nhau về thế giới tâm linh

Cách hiểu thông thường

Sự hiểu biết và nhìn nhận của mỗi người về thế giới tâm linh thì khác nhau. Người không có đầu óc khoa học nghĩ về thế giới tâm linh là một thế giới gắn liền với ma quỷ và thần linh. Ma quỷ, thần linh có thể phù hộ và có thể hại con người, và sống ở không gian khác đan xen vào thế giới mà chúng ta sống. Những người như vậy khi thắp hương cúng tổ tiên là vì họ nghĩ rằng tổ tiên sẽ phù hộ. Hành động thắp hương của người này được xem là hành vi tín ngưỡng tôn giáo.

Cách hiểu khoa học

Những người được coi là có đầu óc khoa học nhìn nhận thế giới tâm linh đó về bản chất vẫn là thế giới của chúng ta đang sống. Người ta cho rằng không có ma quỷ thần linh. Những người như vậy khi thắp hương cúng tổ tiên là vì họ coi đó là một truyền thống, là một nét văn hóa để tưởng nhớ đến tổ tiên mà không hi vọng gì tổ tiên phù hộ cho mình. Hành vi của người này được xem là một hành vi văn hóa (tôn giáo chỉ là một phần của văn hóa).

Tại sao lại có sự hiểu biết rất khác nhau về thế giới tâm linh của hai đối tượng đó?

Lý giải một số nghi vấn

Lý do vì khoa học về lĩnh vực này chưa phát triển đến mức có thể hiểu biết về nó, giải thích về nó và phổ biến về nó rộng rãi cho người dân hiểu. Tại sao khoa học trên lĩnh vực này chưa phát triển, thì cũng có lý do của nó.

Thế giới vật chất gồm những vật thể sống và những vật thể không chứa đựng sự sống. Các hiện tượng điện, từ, cơ, nhiệt... có thể tạo ra một cách dễ dàng phải chăng đó là một nguyên nhân dẫn đến thành tựu khoa học dựa trên việc nghiên cứu về các hiện tượng này phát triển như vũ bão trong những thập niên gần đây. Người ta có thể tạo ra và thu sóng vô tuyến, tia laze; người ta có thể tạo ra vật liệu mới, tạo ra phản ứng hạt nhân... Từ đó có thể chế tạo ra điện thoại, máy vi tính, vật liệu mới, tàu vũ trụ... Như thế thành tựu khoa học trên lĩnh vực liên quan đến sự vật hiện tượng không chứa đựng sự sống là rất đáng kinh ngạc.

Quá trình tiến hóa từ các vật vô cơ đến cơ thể sống như ngày nay trải qua hàng nhiều triệu năm, và trong các điều kiện thuận lợi nhất định. Việc tạo ra một tế bào từ các nguyên tố hóa học là một việc làm vô cùng khó khăn, và hiện nay là chưa làm được. Việc chưa chế tạo được một cơ thể sống từ những vật chất vô cơ, chưa tạo ra được vật chất có ý thức từ thế giới vô cơ phải chăng là nguyên nhân dẫn đến khoa học chưa hiểu biết về thế giới tâm linh. Chưa hiểu biết về trường sinh học? Cơ quan phát, nơi lưu trữ thông tin của trường sinh học, cơ chế phát thu sóng sinh học?

Kiến giải khoa học

Về hiện tượng xem bói của các nhà ngoại cảm chẳng hạn. Tạm giả thiết rằng những gì con người đã trải qua thông tin về nó sẽ được lưu giữ ở đâu đó trên bộ phận của con người (cơ chế phát thông tin và lưu trữ thông tin ở đâu hiện nay khoa học chưa chỉ rõ được) gặp những người có khả năng đặc biệt gọi là các nhà ngoại cảm người ta có thể đọc lại được thông tin trong quá khứ đó.

Vì họ biết những vấn đề trong quá khứ, nhà ngoại cảm nói một số chuyện trong tương là người dân cũng tin vì người ta nghĩ rằng quá khứ mà đúng thì tương lai sẽ đúng. Nhưng thực tế là người ta không thể nói đúng được ngày mai bạn nhất định sẽ làm gì? Nếu họ bảo ngày mai nhất định bạn đi chợ thì bạn chỉ cần cố tình không đi chợ là lời nói của nhà ngoại cảm đó sẽ sai. Có nghĩa là sự thể hiện của con người như thế nào trong tương lai các nhà ngoại cảm cũng không thể biết được.

Khi học về thuyết tương đối của Anhxtanh, ta thấy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Sóng sinh học chưa phát thì không thể tiếp nhận được sóng sinh học. Đó là lý do các nhà ngoại cảm không biết trước được tương lai.

Nhà ngoại cảm làm thế nào có thể tìm được mộ của người đã chết giải thích hiện tượng này như thế nào? Tạm hiểu vấn đề thông qua sự so sánh sau. Lửa nhờ củi mà cháy khi củi hết thì lửa tắt, lửa có thể phát ra hơi ấm (cùng tia hồng ngoại của ngọn lửa đó), khi lửa tắt đi rồi nhưng ngay sau đó thì hơi ấm vẫn còn (và vẫn còn phát ra tia hồng ngoại của hơi ấm đó sau một thời gian nhất định). Để lâu đống củi sẽ hết hơi ấm. Khi sinh lực còn thì người còn sống, khi sinh lực hết thì người chết. Người sống có thể phát ra thông tin (sóng sinh học), có ý thức.

Khi người đó chết thì ý thức vẫn còn (ý thức được tạo ra từ khi còn sống nhưng không phát triển thêm), và sóng sinh học vẫn còn vẫn lưu trữ trong xương cốt (hay đâu đó). Trong sự so sánh trên thì sinh lực ví như củi; mạng sống ví như lửa; ý thức ví như hơi ấm, sóng sinh học ví như tia hồng ngoại. Để lâu hơi ấm bị mất do đó để lâu thì những cơ quan bộ phận lưu trữ thông tin dưới dạng sóng sinh học cũng sẽ mất đi. Trong khi tìm hiểu về sóng vô tuyến ta biết nguồn thu bắt sóng được nguồn phát khi hai nguồn phải cùng tần số. Ta giả thiết trong việc cảm nhận sóng sinh học cũng có một số điều kiện nhất định.

Ý thức được tạo ra từ khi còn sống khi chết (ý thức đó vẫn còn dư khí của cái sống) mà không thể phát triển thêm. Ví dụ ông bà chết rồi mười năm sau người cháu mới đẻ ra chắt. Tôi cho rằng cái gọi là linh hồn người chết đó chỉ biết được những việc khi mà người ấy còn sống chứ không biết được những việc đã xảy ra và sẽ xảy ra.

Một số kết luận

Thế giới gồm những vật thể có sự sống và những vật thể không có sự sống. Vật thể có sự sống thì có cảm nhận, vật thể không có sự sống thì không có cảm nhận. Vật thể có sự sống và vật thể không có sự sống, tương tác, trao đổi với nhau về năng lượng, về chất...

Có một dạng năng lượng gọi là năng lượng sống, năng lượng này tạo ra từ các vật thể sống. Khi cơ thể sống chết đi thì năng lượng sống cũng sẽ mất dần. Giống như lửa đã tắt nhưng hơi ấm thì vẫn còn lại trong một thời gian.

Năng lượng sống đó cũng có những tính chất chung giống năng lượng thông thường và nó có thể chuyển hóa cho nhau.

Mọi hiện tượng tâm linh tạo ra từ nguồn năng lượng sống. Khi người ta chết thì năng lượng chuyển hóa dần do đó không có linh hồn bất tử. Năng lượng sống khi người ta còn sống lớn hơn năng lượng sống khi người ấy chết đi do đó xét về mặt năng lượng sống thì người sống ảnh hưởng đến người sống nhiều hơn năng lượng sống của người đã chết ảnh hưởng đến người sống.

Tâm linh chỉ được coi là một hiện tượng giống như hiện tượng điện trường, từ trường....chứ không được coi là thế giới.

Đối tượng của nghiên cứu chính của các hiện tượng điện trường, từ trường... là vật chất không có sự sống. Đối tượng của nghiên cứu các hiện tượng tâm linh là vật chất có sự sống.

Hiện tượng tâm linh cũng phải tuân theo quy luật nguyên nhân có trước kết quả có sau. Bất cứ nhà ngoại cảm hay linh hồn, viên đá thạch anh.... cũng không thể biết được thông tin mà thông tin đó tương lai mới phát ra.

Sự khác biệt của hiện tượng sóng vật lý và sóng sự sống là do cơ chế tạo ra, lưu trữ thông tin, phát thông tin, thu thông tin... khác nhau.

Hiện nay khoa học trên lĩnh vực này chưa phát triển để có khả năng thu nhận và xử lý thông tin sự sống, thông tin ý thức.

Cái thế giới gọi là thế giới tâm linh không phải là thế giới của ma quỷ thần linh, thế giới đó chỉ là bộ phận của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, nói đúng hơn nó chỉ là hiện tượng vật chất phát ra từ vật chất sống.

Tổng quát mà nói mọi thế giới đều là một thế giới, chỉ có một thế giới vật chất mà chúng ta đang sống. Các hiện tượng bí ẩn không phải là hiện tượng ma quỷ, thần linh mà chỉ là hiện tượng vật chất.

Kết luận của chủ Nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên giá trị: Không có lực lượng siêu nhiên nào tác động ảnh hưởng hay quyết định đến thế giới của chúng ta. Thế giới tâm linh chỉ là một hiện tượng vật chất do những vật thể có sự sống phát ra.


Thuyết lượng tử chứng minh: Ý thức chuyển sang vũ trụ khác sau khi cơ thể chết

Lý thuyết về ý thức lượng tử hiện nay hoàn toàn phù hợp để giải thích các hiện tượng mà khoa học ngày nay chưa động chạm đến được như: trải nghiệm cận tử, xuất hồn, trải nghiệm thoát ra ngoài cơ thể và thậm chí tái sinh mà không cần phải đòi hỏi sự trợ giúp của hệ tư tưởng tôn giáo.

Một cuốn sách có tựa đề “Biocentrism: Cuộc sống và ý thức là chìa khóa để hiểu bản chất của vũ trụ’’ đã khuấy động Internet, bởi vì nó chứa đựng một lý thuyết rằng cuộc sống không kết thúc khi cơ thể chết đi và nó có thể tồn tại mãi mãi.

Tác giả của ấn phẩm này, nhà khoa học Tiến sĩ Robert Lanza, người được New York Times bầu chọn là nhà khoa học quan trọng thứ 3 còn sống, không nghi ngờ gì về điều này.

Vượt thời gian và không gian

Tiến sĩ Lanza là một chuyên gia về y học tái tạo và giám đốc khoa học của Công ty Công nghệ Tế bào Tiên tiến. Trước khi được biết đến với nghiên cứu sâu rộng liên quan đến tế bào gốc, ông cũng nổi tiếng với một số thí nghiệm thành công về nhân bản các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Nhưng cách đây không lâu, nhà khoa học đã tham gia vào vật lý, cơ học lượng tử và vật lý thiên văn. Hỗn hợp các chuyên ngành này đã khai sinh ra lý thuyết mới - biocentrism (triết lý lấy sự sống làm trung tâm), mà giáo sư đã từng giảng. Triết lý lấy sự sống làm trung tâm dạy rằng sự sống và ý thức là nền tảng của vũ trụ. Tức là ý thức tạo ra vũ trụ vật chất, mà không phải là cách khác.

Lanza chỉ vào cấu trúc của chính vũ trụ, và cho biết rằng các định luật, lực và hằng số của vũ trụ được bố trí tốt nhất cho sự sống, ngụ ý rằng trí thông minh tồn tại trước vật chất.

Ông cũng tuyên bố rằng không gian và thời gian không phải là đối tượng hay đồ vật, mà là công cụ cho sự hiểu biết sự sống của chúng ta. Lanza nói rằng chúng ta mang theo không gian và thời gian xung quanh ‘giống như rùa với mai rùa’, nghĩa là khi cái mai rùa bật ra (không gian và thời gian), thì chúng ta vẫn tồn tại.

Lý thuyết ngụ ý rằng cái chết của ý thức đơn giản là không tồn tại. Nó chỉ tồn tại như một ý nghĩ bởi vì mọi người tự nhận mình gắn liền với cơ thể của họ. Họ tin rằng cơ thể sẽ bị diệt vong, sớm hay muộn, thì ý thức của họ cũng sẽ biến mất. Nếu cơ thể tạo ra ý thức, thì ý thức cũng sẽ chết khi cơ thể chết.

Nhưng nếu cơ thể nhận được ý thức giống như cách hộp cáp nhận tín hiệu vệ tinh, thì dĩ nhiên ý thức không kết thúc ở cái chết của phương tiện vật lý. Trong thực tế, ý thức tồn tại bên ngoài những hạn chế của thời gian và không gian. Nó có thể ở bất cứ đâu: trong cơ thể con người hay ở bên ngoài. Nói cách khác, ý thức là bất định (non-local) theo nghĩa tương tự như là các đối tượng lượng tử là bất định.

Lanza cũng tin rằng nhiều vũ trụ có thể tồn tại đồng thời. Trong một vũ trụ, cơ thể có thể chết. Và trong một vũ trụ khác, nó tiếp tục tồn tại, hấp thụ ý thức di cư vào vũ trụ này. Điều này có nghĩa là khi một người chết đi, ý thức của họ sẽ đi qua một đường hầm và đến nơi mới, có thể là địa ngục, thiên đường, mà cũng có thể ở một thế giới tương tự nơi mà người đó đã từng sống, nhưng lần này sống ở trong một thân thể khác. Và cứ liên tiếp diễn ra như vậy, vô tận.

Đa vũ trụ

Lý thuyết đầy hy vọng nhưng vô cùng gây tranh cãi này của Lanza có nhiều người vô tư ủng hộ, không chỉ là những người phàm trần muốn sống mãi mãi, mà cả một số nhà khoa học nổi tiếng cũng thế.

Đây là những nhà vật lý và vật lý thiên văn có xu hướng đồng ý với sự tồn tại của các thế giới song song và những người đề xuất khả năng đa vũ trụ. Đa vũ trụ là một khái niệm khoa học, mà họ bảo vệ. Họ tin rằng không có định luật vật lý nào ngăn cản sự tồn tại của các thế giới song song.

Đa vũ trụ tồn tại mà không có định luật vật lý nào ngăn cản hay phản đối được. (Ảnh: Photocitizen/Pixabay)

Người đầu tiên là một nhà văn khoa học viễn tưởng H.G. Wells, người đã tuyên bố vào năm 1895 trong câu chuyện của mình “Cánh cửa bên trong bức tường’’. Và sau 62 năm, ý tưởng này đã được Tiến sĩ Hugh Everett phát triển trong luận án tốt nghiệp tại Đại học Princeton của mình.

Về cơ bản, ý tưởng này thừa nhận rằng tại bất kỳ thời điểm nào, vũ trụ phân chia thành vô số các trường hợp giống nhau. Và khoảnh khắc tiếp theo, những vũ trụ ‘mới sinh’ này lại phân chia ra trong các hình thể giống nhau. Trong một số thế giới này, bạn có thể: đang đọc bài viết này, trong khi ở một vũ trụ khác thì bạn đang xem TV.

Yếu tố kích hoạt cho các thế giới nhân lên là hành động của chúng ta, tiến sĩ Everett giải thích. Nếu chúng ta đưa ra một số lựa chọn, ngay lập tức một vũ trụ sẽ tách thành hai với các phiên bản kết quả khác nhau.

Vào những năm 1980, Andrei Linde, nhà khoa học thuộc Viện vật lý Lebedev, đã phát triển lý thuyết đa vũ trụ. Ông hiện là giáo sư tại Đại học Stanford. Linde giải thích: Không gian bao gồm nhiều quả cầu phồng lên, chúng lại tạo ra những quả cầu tương tự, và lần lượt, tạo ra những quả cầu với số lượng lớn hơn, và cứ thế đến vô tận. Trong vũ trụ, chúng được đặt cách nhau. Chúng không nhận thức được sự tồn tại của nhau. Nhưng chúng đại diện cho các phần của cùng một vũ trụ vật lý.

Thực tế là vũ trụ của chúng ta không đơn độc, căn cứ trên sự hỗ trợ bởi dữ liệu nhận được từ kính viễn vọng không gian Planck. Sử dụng dữ liệu, các nhà khoa học đã tạo ra bản đồ chính xác nhất về nền vi sóng, cái gọi là bức xạ nền di tích vũ trụ, vẫn tồn tại từ khi vũ trụ của chúng ta hình thành. Họ cũng phát hiện ra rằng vũ trụ có rất nhiều hốc tối được thể hiện bằng một số lỗ hổng và khoảng trống rộng lớn.

Nhà vật lý lý thuyết Laura Mersini-Houghton từ Đại học Bắc Carolina cùng với các đồng nghiệp của mình lập luận: sự bất thường của nền vi sóng tồn tại do thực tế là vũ trụ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các vũ trụ khác tồn tại gần đó. Và lỗ hổng và khoảng trống là kết quả trực tiếp của các tác động vào chúng ta bởi các vũ trụ lân cận.

Linh hồn

Vì vậy, có rất nhiều nơi hoặc vũ trụ khác, nơi linh hồn của chúng ta có thể di cư đến sau khi cơ thể chết đi, theo lý thuyết của chủ nghĩa tân biocentrism. Nhưng linh hồn có tồn tại không? Có bất kỳ lý thuyết khoa học nào về ý thức có thể giải thích sự tồn tại của linh hồn không?

Thông tin lượng tử cư trú trong hệ thống thần kinh không bị phá hủy, nó không thể bị phá hủy, nó chỉ rời khỏi cơ thể và tan vào vũ trụ rộng lớn. (Ảnh: Pixabay)

Theo Tiến sĩ Stuart Hameroff, trải nghiệm cận tử xảy ra khi thông tin lượng tử cư trú trong hệ thống thần kinh rời khỏi cơ thể và tan vào vũ trụ. Trái với các lý thuyết duy vật về ý thức, tiến sĩ Hameroff đưa ra một lời giải thích khác về ý thức có lẽ xuất phát cả từ trí tuệ khoa học hợp lý và trực giác cá nhân.

Ý thức cư trú, theo Stuart và nhà vật lý người Anh Sir Roger Penrose, trong các vi ống của các tế bào não, là mạng lưới chủ yếu của quá trình xử lý lượng tử. Khi chết, thông tin này được giải phóng khỏi cơ thể, có nghĩa là ý thức sẽ đi cùng với nó. Họ đã lập luận rằng trải nghiệm về ý thức của chúng ta là kết quả của hiệu ứng hấp dẫn lượng tử trong các vi ống này, một lý thuyết mà họ gọi là sự giản lược khách quan hài hòa (Orch-OR).

Ý thức, hoặc ít nhất là ý thức nguyên sinh được lý thuyết hóa bởi chúng là một tài sản cơ bản của vũ trụ, hiện diện ngay cả tại thời điểm đầu tiên của vũ trụ trong Vụ nổ lớn. Trong một chương trình như vậy, trải nghiệm có ý thức trước khi sinh là một thuộc tính cơ bản của thực tế vật lý có thể tiếp cận được với quá trình lượng tử liên quan đến hoạt động của não bộ.

Linh hồn của chúng ta trên thực tế được xây dựng từ chính cấu trúc của vũ trụ - và có thể đã tồn tại ngay từ khi vũ trụ được sinh ra. Bộ não của chúng ta chỉ là bộ máy thu và khuếch đại ý thức nguyên sinh thực chất là kết cấu của không-thời gian. Vì vậy, chẳng phải thực tế là một phần ý thức là phi vật chất và sẽ vẫn sống sau khi cơ thể vật lý chết đi là gì?

Tiến sĩ Hameroff đã nói với kênh Khoa học trong bộ phim tài liệu Through the Wormhole (Đi qua lỗ giun vũ trụ): “Nói rằng tim ngừng đập, máu ngừng chảy, các vi ống mất trạng thái lượng tử. Thông tin lượng tử trong các vi ống không bị phá hủy, nó không thể bị phá hủy, nó chỉ phân phối và tiêu tan vào vũ trụ rộng lớn’’.

Robert Lanza nói thêm rằng nó không chỉ tồn tại trong vũ trụ này, mà có thể còn tồn tại trong vũ trụ khác.

Nếu bệnh nhân được hồi sức, hồi sinh, thông tin lượng tử có thể quay trở lại các vi ống và bệnh nhân nói rằng “tôi đã có một trải nghiệm cận tử’’.

Ông cho biết thêm: “Nếu họ không hồi sinh và bệnh nhân chết, thì có lẽ thông tin lượng tử này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, có lẽ là vô hạn, như một linh hồn’’.

Lý thuyết về ý thức lượng tử này hoàn toàn phù hợp để giải thích các hiện tượng mà khoa học thực chứng ngày nay chưa thể động chạm đến được như: trải nghiệm cận tử, xuất hồn, trải nghiệm thoát ra ngoài cơ thể và thậm chí tái sinh mà không cần phải đòi hỏi sự trợ giúp của hệ tư tưởng tôn giáo.

Năng lượng của ý thức có khả năng tái chuyển nhập sang một cơ thể khác vào một lúc nào đó, và trong thời gian chờ đợi đó nó tồn tại bên ngoài cơ thể vật lý ở một mức độ thực thể khác, và có thể trong một vũ trụ khác.